Có khi nào bạn thắc mắc các ký hiệu ®, ™ và © đi kèm tên sản phẩm, nhãn hiệu có ý nghĩa gì? Cách dùng nó như thế nào? Những trường hợp nào thì dùng ®, ™ hay ©. Để hiểu rõ ý nghĩa cũng như cách dùng sao cho đúng các ký hiệu đó, cùng VinaUCare xem bài viết dưới đây.
1. ® – Registered (Đã đăng ký bảo hộ)
Một nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ sẽ được sử dụng ký hiệu ® trên nhãn hiệu đó. Vì vậy khi ta nhìn thấy một nhãn hiệu có kèm theo ký hiệu ® thì nhãn hiệu đó đã được pháp luật bảo hộ. Nếu chưa được bảo hộ mà dùng ký tự này là sai.

2. © – Copyrighted (Bản quyền)
(©) là ký hiệu của Copyrighted, nghĩa là bản quyền hay quyền tác giả. Đây là ký hiệu dùng để tuyên bố đối tượng đó đã được bảo hộ độc quyền. Nghiêm cấm tất cả mọi tổ chức/cá nhân sử dụng một sản phẩm, dịch vụ hay một ý tưởng nào đó nếu chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu.
3. TM – Trademark (Nhãn hiệu)
- Ký hiệu TM (™) được sử dụng cho nhãn hiệu nhưng chưa được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
- Dùng TM khi nhãn hiệu đó chưa được hoặc không được bảo hộ nhưng chủ sở hữu muốn dùng biểu tượng đó như một nhãn hiệu. Và khẳng định quyền của mình đối với nhãn hiệu đó để cảnh báo bên thứ 3 không nên xâm phạm;
- Tuy nhiên nếu có tranh chấp về nhãn hiệu thì cá nhân, tổ chức sử dụng sản phẩm nhãn hiệu TM (™) sẽ không được bảo vệ quyền lợi giống như sản phẩm mang ký hiệu (®).
Xử phạt nếu sử dụng sai biểu tượng/ký hiệu ®, ™ và ©
Theo nghị định 99/2013/NĐ-CP – Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, như sau:
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Chỉ dẫn sai về đối tượng, yếu tố được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp, tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;
+ Chỉ dẫn sai về tình trạng pháp lý, phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;
+ Chỉ dẫn sai hoặc không ghi chỉ dẫn về hàng hóa được sản xuất theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, phương tiện kinh doanh đối với hành vi vi phạm;
+ Buộc cải chính công khai đối với hành vi vi phạm ;
+ Buộc sửa đổi, bổ sung chỉ dẫn đối với hành vi vi phạm.
Bài viết liên quan:
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp mới khởi nghiệp
Điều kiện để đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu dễ hiểu và ngắn gọn
Dịch vụ bảo hộ thương hiệu – Dịch vụ giấy phép uy tín
Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm tại Tp.HCM
VinaUcare – Bạn chọn đúng người đồng hành!
Hotline: 0938.335.266 ∠ 0985.19.66.14 ∠ 093.811.6769
Dichvugiayphepuytin.com: Chuyên tư vấn - hỗ trợ pháp lý: Giấy phép kinh doanh, Kế toán, Kiểm nghiệm sản phẩm, Công bố chất lượng, Bảo hộ thương hiệu, Mã số mã vạch, Giấy chứng nhận y tế HC, Lưu hành tự do CFS, Giấy chứng nhận ANTT, Giấy phép PCCC, Giấy phép sao khách sạn, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, và còn nhiều lĩnh vực pháp lý khác mà Dichvugiayphepuytin.com có thể hỗ trợ bạn.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH VINAUCARE
Trụ sở Chính: Tầng 5, Toà nhà 514A Lê Trọng Tấn,, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, Tp.HCM
Chi nhánh Hà Nội: 67 LK Lacasta, KĐT Văn Phú, P. Phú La, Q. Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0938 335 266 (Mr.Sơn) ∞ 093 811 6769 (Mr.Hải)
Email: lienhe@vinaucare.com ∼ lienhe.vinaucare@gmail.com
"Không nhất thiết bạn phải làm được tất cả mà quan trọng là bạn biết
ai có thể làm được việc đó! Bạn chỉ có việc liên hệ, mọi việc còn lại
hãy để chúng tôi lo!"