Luật an toàn thực phẩm là luật được đưa ra nhằm hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân tuân thủ theo các quy tắc để đảm bảo sản xuất, kinh doanh thực phẩm có sự kiểm soát và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Bởi vậy việc xin các giấy phép về thực phẩm: Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện, công bố chất lượng sản phẩm,… là yếu tố hồ sơ để chứng minh việc tuân thủ luật an toàn thực phẩm của doanh nghiệp, cá nhân.
Điều 3 của Luật An toàn Thực phẩm quy định:
- Bảo đảm an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động có điều kiện. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về an toàn đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.
- Quản lý an toàn thực phẩm phải trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, quy định do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng.
- Quản lý an toàn thực phẩm phải được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm.
- Quản lý an toàn thực phẩm phải bảo đảm phân công, phân cấp rõ ràng và phối hợp liên ngành.
- Quản lý an toàn thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
Điều 6 quy định:
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
- Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của Luật này hoặc các quy định khác của pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Mức phạt tiền đối với vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; trường hợp áp dụng mức phạt cao nhất theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt được áp dụng không quá 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm; tiền thu được do vi phạm mà có bị tịch thu theo quy định của pháp luật.
- Chính phủ quy định cụ thể về hành vi, hình thức và mức xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm quy định tại Điều này.Xem chi tiết Luật TẠI ĐÂY
Để được tư vấn rõ hơn về Luật an toàn thực phẩm hoặc các thủ tục đăng ký các giấy phép An toàn thực phẩm, công bố sản phẩm hãy liên hệ với Dichvugiayphepuytin.com để được tư vấn MIỄN PHÍ và chính xác nhất.
Dichvugiayphepuytin.com: Chuyên tư vấn - hỗ trợ pháp lý: Giấy phép kinh doanh, Kế toán, Kiểm nghiệm sản phẩm, Công bố chất lượng, Bảo hộ thương hiệu, Mã số mã vạch, Giấy chứng nhận y tế HC, Lưu hành tự do CFS, Giấy chứng nhận ANTT, Giấy phép PCCC, Giấy phép sao khách sạn, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, và còn nhiều lĩnh vực pháp lý khác mà Dichvugiayphepuytin.com có thể hỗ trợ bạn.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH VINAUCARE
Trụ sở Chính: Tầng 5, Toà nhà 514A Lê Trọng Tấn,, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, Tp.HCM
Chi nhánh Hà Nội: Số 10, Ngách 59 Linh Quang, P. Văn Chương, Q. Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0938 335 266 (Mr.Sơn) ∞ 093 811 6769 (Mr.Hải)
Email: lienhe@vinaucare.com ∼ lienhe.vinaucare@gmail.com
"Không nhất thiết bạn phải làm được tất cả mà quan trọng là bạn biết
ai có thể làm được việc đó! Bạn chỉ có việc liên hệ, mọi việc còn lại
hãy để chúng tôi lo!"