Ở các nước phát triển, SHTT được xem là một tài sản vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Nhờ vào việc khai thác hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ, nhiều công ty đã thu về hàng chục tỉ đô la Mỹ như Coca Cola, Microsoft, IBM…. Ở Việt Nam, các nhà lãnh đạo thường không chú trọng đến việc bảo hộ các tài sản này. Vậy lợi ích của tài sản sở hữu trí tuệ mang lại là gì? Tại sao các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp mới khởi nghiệp cần đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ? Hãy cùng VinaUCare tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Lợi ích từ tài sản sở hữu trí tuệ (SHTT)
- Đa số các doanh nghiệp mới chỉ quan tâm đến vấn đề phát triển sản phẩm, gọi vốn đầu tư, lập kế hoạch marketing, bán hàng mà quên mất vấn đề sở hữu trí tuệ, bảo vệ ý tưởng, bảo hộ thương hiệu vốn là quyền pháp lý rất quan trọng của người khởi nghiệp. Khi doanh nghiệp có nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp… áp dụng cho sản phẩm và được bảo hộ thì các đối tượng SHTT này sẽ trở thành tài sản của doanh nghiệp. Tài sản SHTT mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích như:
+ Lợi thế phát triển sản phẩm:
- SHTT nâng cao niềm tin, sự tự tin và lòng trung thành với người tiêu dùng;
- SHTT cung cấp hình ảnh, danh tiếng và sự nhận diện khác biệt cho DN. Khách hàng có thể nhận diện được, phân biệt.
+ Lợi thế cạnh tranh:
- Quyền SHTT là quyền độc quyền, do đó khi nắm giữ độc quyền về nhãn hiệu, kiểu dáng và sáng chế cho một sản phẩm thì đương nhiên các đối thủ cạnh tranh sẽ không được phép khai thác và sử dụng.
- DN sẽ được duy trì được vị thế cạnh tranh đối với sản phẩm đó trên thị trường;
- SHTT là biện pháp phòng thủ của DN trước các đối thủ cạnh tranh tiềm năng.
- Khi doanh nghiệp tung một sản phẩm mới ra thị trường, các đối thủ đều dòm ngó và tìm kiếm những yếu tố để có thể loại bỏ sản phẩm đó khỏi thị trường.
- Một trong những chiến lược cạnh tranh của đối thủ là tìm xem sản phẩm mới của DN có vi phạm quyền SHTT của họ không?
- Do đó, nếu sản phẩm mới của DN được bảo hộ quyền SHTT thì đó cũng là một biện pháp phòng thủ hữu hiệu cho DN.
+ Nâng cao giá trị doanh nghiệp:
- Quyền SHTT khi được bảo hộ sẽ trở thành tài sản. Vì thế, SHTT cũng có thể chuyển giao, chuyển nhượng;
- Các doanh nghiệp đang sở hữu những nhãn hiệu có danh tiếng, bên cạnh việc tự khai thác độc quyền sử dụng quyền SHTT để sản xuất và kinh doanh sản phẩm, DN còn có thể chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu thông qua việc nhượng quyền kinh doanh.
Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ
- Căn cứ vào quy định của Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:
Quyền tác giả:
- Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
- Với nhóm quyền tác giả, DN không cần đăng ký cũng tự động được bảo hộ kể từ thời điểm sáng tạo và thể hiện dưới dạng vật chất nhất định.
=>Tuy nhiên, việc đăng ký là cần thiết vì nếu có văn bằng sở hữu thì khi xảy ra tranh chấp sẽ không cần phải chứng minh quyền sở hữu.
Quyền liên quan đến quyền tác giả:
- Quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
- Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.
Quyền sở hữu công nghiệp:
- Quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý. Với quyền sở hữu công nghiệp, doanh nghiệp phải đăng ký mới được bảo hộ.
Giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch:
Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp.
Bài viết liên quan:
Điều kiện để đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu như thế nào?
Dịch vụ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp nhanh chóng
Thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan
Tư vấn miễn phí chính xác và tận tâm cho doanh nghiệp !
HOTLINE: 0938.335.266 ∝ 0985.19.66.14 ∝ 093.811.6769
Cam kết: Nhanh chóng – Uy tín – Tiết kiệm – Hậu mãi
CÔNG TY TNHH VINAUCARE |
[…] Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp mới khởi nghiệp […]